XKLĐ Nhật Có Được Làm Thêm Ngoài Không?

XKLĐ Nhật có được làm thêm ngoài không là câu hỏi mà nhiều lao động quan tâm. Xuất khẩu lao động Nhật Bản giúp người lao động có một mức thu nhập cao, công việc ổn định. Tuy nhiên, nhiều lao động cũng có mong muốn tăng thu nhập, tích lũy vốn nhiều hơn sau khi hết hạn đơn hàng. Vậy, người lao động có được làm thêm ngoài không? Cùng Trung Tâm Nhân Lực tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

xkld nhat co duoc lam them ngoai khong

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có được làm thêm ngoài không?

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có được làm thêm ngoài không?

Trả lời: Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn KHÔNG được làm thêm ngoài. Việc đi làm bên ngoài là vi phạm quy định của Luật lao động Nhật Bản.

Cụ thể, theo quy định của Luật lao động Nhật Bản dành cho trường hợp có tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Nếu tham gia vào các hoạt động, công việc không thuộc nội dung cho phép của tư cách lưu trú, bạn sẽ được quy vào vi phạm luật lao động của Nhật Bản. Hình phạt nặng nhất trong trường hợp này là trục xuất về nước ngay lập tức.

Như vậy, khi người lao động sang Nhật làm việc theo hợp đồng XKLĐ của chương trình lao động (là thực tập sinh Nhật Bản); bạn không được làm thêm các công việc ngoài phạm vi đã đăng ký xin tư cách lưu trú và không thuộc công ty chủ quản. Bạn chỉ có thể tham gia làm thêm giờ, tăng ca tại công ty đã ký hợp đồng trước đó.

xkld nhat co duoc lam them ngoai khong

Đi Xklđ nhật có được làm thêm ngoài không? Bạn chỉ được làm thêm giờ, tăng ca tại xí nghiệp mà không được làm thêm bên ngoài

Trường hợp “lách luật” bị phát giác, người lao động bị mất quyền lợi. Ngoài bị xử phạt theo quy định của Nhật Bản, bạn có thể không thể gia hạn Visa hoặc nặng hơn là bị trục xuất về nước ngay lập tức. Bên cạnh đó, một số bên liên quan như (phía công ty chủ quản, công ty phái cử Việt Nam,…) cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Bạn sang Nhật Bản xuất khẩu lao động với đơn hàng sơ chế thực phẩm cho công ty A. Bạn chỉ được làm thêm giờ, tăng ca tại công ty A. Nếu đi làm thêm ở công ty B, C bất kỳ nào khác. Điều này là vi phạm, và bạn có thể đối mặt với hình phạt của nước sở tại.

Tìm hiểu thêm: Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Điều kiện, hồ sơ, chi phí, mức lương

Quy định về làm thêm giờ, tăng ca khi đi XKLĐ Nhật

Để cải thiện thu nhập của mình, người lao động chắc hẳn rất quan tâm về việc làm thêm giờ, tăng ca. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có những quy định nhất định cụ thể về việc làm thêm, tăng ca. Bạn cũng cần tìm hiểu cụ thể quy định này để đảm bảo quyền lợi và không bị vi phạm quy định.

Quy định về thời gian:

– Thực tập sinh được làm việc tối đa 10 giờ/ngày; tối đa 40 giờ/tuần và mỗi năm tối đa 2087 giờ. Ngày, giờ làm việc và ngày nghỉ sẽ do công ty/xí nghiệp chỉ định.

– Thời gian làm thêm tối đa không quá 50% thời gian làm việc trong ngày. 

– Thời gian tăng ca không quá 45 giờ/tháng và 360 giờ/năm.

Mặc dù thu nhập là mục tiêu cuối cùng của lao động khi chọn đi XKLĐ Nhật Bản. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá đặt nặng áp lực kinh tế mà gồng quá sức, chỉ nên làm tăng ca 2 đến 3 tiếng. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để không bị quá tải. Thông thường, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, các doanh nghiệp cũng giới hạn giờ làm thêm chỉ 4 – 6 giờ/ngày.

Quy định về mức lương làm thêm giờ:

Khi làm thêm giờ, bạn sẽ được tính lương theo quy định. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tăng sự gắn bó với công việc.

Cách tính lương làm thêm, tăng ca khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản như sau:

  • Làm thêm trong ngày (từ 5 giờ chiều – 10 giờ tối): 1 giờ = 125% lương cơ bản
  • Làm thêm ban đêm (từ 10 giờ tối – 5 giờ sáng): 1 giờ = 125% lương cơ bản
  • Làm thêm vào ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật): 1 giờ = 135% lương cơ bản
  • Làm thêm vào lễ tết: 1 giờ có thể lên tới 160% – 200% lương cơ bản.
xkld nhat co duoc lam them ngoai khong

Hãy tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại và không lách luật dưới mọi hình thức

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: XKLĐ Nhật có được làm thêm ngoài không? Dù đi xuất khẩu lao động tại Nhật hay bất kỳ quốc gia nào, hãy chấp hành pháp luật nước sở tại, không ‘lách luật’ dưới mọi hình thức. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *