Giải đáp: Bị nợ xấu có đi XKLĐ được không?
Nợ xấu có đi XKLĐ được không là vấn đề được rất nhiều người đang quan tâm. Bởi lẽ có nhiều người đang mắc nợ xấu nhưng vẫn muốn đi XKLĐ để trang trải khó khăn cuộc sống. Tham khảo bài viết dưới đây của Trung Tâm Nhân Lực để có câu trả lời nhé.
NLĐ vướng nợ xấu có đi XKLĐ được không?
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ tài chính khó đòi khi người vay không thể trả nợ cho ngân hàng khi đến thời hạn phải thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn thanh toán quá 90 ngày sẽ bị coi là nợ xấu.
Phân loại nhóm nợ xấu gồm 5 nhóm: (căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN)
Nhóm 1 | Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn | Dưới 10 ngày | Có thể xem xét vay ngay |
Nhóm 2 | Nhóm nợ cần chú ý | Từ 10 ngày tới 30 ngày | Sau 12 tháng |
Nhóm 3 | Nợ dưới tiêu chuẩn | Từ 30 ngày tới dưới 90 ngày | Sau 5 năm |
Nhóm 4 | Nợ nghi ngờ bị mất vốn | Từ 90 ngày tới dưới 180 ngày | Sau 5 năm |
Nhóm 5 | Nhóm nợ có khả năng mất vốn | Nợ từ 180 ngày trở lên | Sau 5 năm |
Nợ xấu có ảnh hưởng lớn đến tổ chức ngân hàng, cá nhân người nợ và nền kinh tế. Cụ thể:
– Nợ xấu tác động trực tiếp đến các ngân hàng thương mại: giảm khả năng sinh lời vốn, kìm hãm tốc độ tăng trưởng, hao hụt nguồn tài chính của ngân hàng, thậm chí trường hợp xấu nhất ngân hàng buộc phải tiến hành sáp nhập hoặc phá sản.
– Nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính của cá nhân: phải chịu phạt khoản nợ trễ hạn, bị hạ điểm tín dụng và ghi nhận nợ xấu trên hệ thống credit score của CIC.
– Nợ xấu ảnh hưởng chung đến nền kinh tế của cả quốc gia, ảnh hưởng chung đến sự phát triển của đất nước.
Nợ xấu có đi XKLĐ được không?
Nợ xấu có đi XKLĐ được hay không?
Căn cứ theo điều 44 của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ năm 2020 có quy định về điều kiện NLĐ đi xuất khẩu lao động như sau:
– Người lao động có đầy đủ năng lực về hành vi dân sự.
– Tự nguyện mong muốn đi làm việc tại nước ngoài.
– Đủ sức khỏe theo yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam và của phía nước ngoài tiếp nhận người lao động.
– Đáp ứng được trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề. ngoại ngữ theo những yêu cầu mà phía bên nước ngoài tiếp nhận.
– Đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng
– Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định pháp luật.
Như vậy nếu người lao động có nợ xấu thì vẫn có thể đi xuất khẩu lao động. Trường hợp cá nhân đi xuất khẩu lao động không có tài sản đảm bảo và khi đến thời hạn mà không trả nợ, bị ngân hàng khởi kiện thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh do đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự.
Muốn đi XKLĐ nước ngoài khi có nợ xấu cần làm gì?
Nợ xấu có thể đi xuất khẩu lao động các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc không?
Có rất nhiều người mắc nợ xấu những vẫn muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Vậy làm thế nào để người có nợ xấu được đi XKLĐ nước ngoài? Dưới đây là những cách mà bạn có thể tham khảo:
1. Người nợ xấu có thể ủy quyền cho người thân trả tiền giúp mình
Bạn có thể ủy quyền cho người thân trả tiền giúp bạn bằng tài khoản khác và khi được phía ngân hàng chấp thuận thì bạn vẫn có thể xin visa đi Nhật, Hàn Quốc…
2. Người nợ xấu thế chấp tài sản cho ngân hàng
Mặc dù tạm thời chưa trả hết nợ nhưng nếu có tài sản thế chấp như nhà cửa, đất đai, xe cộ hợp pháp mà được ngân hàng chấp thuận thì bạn vẫn có thể làm thẻ visa và đi xuất khẩu lao động.
Khám phá thêm: Viêm gan B có đi XKLĐ được không, đi được những nước nào?
Thời gian xóa hạn nợ xấu là bao lâu?
Thời gian xóa nợ xấu sẽ phụ thuộc vào nhóm nợ xấu, cụ thể:
– Nếu người nợ xấu thuộc nhóm 2 (từ 10 ngày đến 12 ngày) thì thời gian xóa nợ xấu tương đương 12 tháng.
– Nếu người nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 thì sau 5 năm nợ xấu sẽ được xóa
Cần chú ý là nợ xấu trên CIC mất đi khi người nợ xấu thanh toán toàn bộ cả gốc lẫn lãi khoản vay cho ngân hàng.
Hồ sơ của người lao động đi XKLĐ
Hồ sơ đi xuất khẩu làm động gồm những gì?
Hồ sơ của NLĐ đi xuất khẩu lao động nước ngoài gồm:
– Đơn đi xin làm việc ở nước ngoài
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi NLĐ cư trú.
– Có giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện sức khỏe theo quy định của bộ trưởng bộ y tế
– Đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng
– Có chứng chỉ, văn bằng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ năng, nghề nghiệp và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài người tiếp nhận lao động.
Trên đây là giải đáp thắc mắc: Nợ xấu có đi XKLĐ được không? Hy vọng những thông tin trên của Trung tâm nhân lực sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi các bài viết liên quan khác của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về xuất khẩu lao động nhé.
Bài viết liên quan
Học Cao Đẳng Có Đi Du Học Được Không?
Học cao đẳng có đi du học được không? Du học là cơ hội học tập ở môi trường mới, khám phá vùng đất mới, con người mới. Hiện tại có rất nhiều bạn học cao đẳng quan tâm...
Học tiếng Nhật có khó không? Làm gì để học tiếng Nhật tốt?
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản. Chính vì vậy, nhu cầu học tiếng Nhật cũng ngày càng gia tăng. Vậy quá...
[Giải Đáp] Không Có Bằng Cấp 3 Có Đi XKLĐ Được Không?
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là hướng đi mà nhiều người lựa chọn nhằm tìm công việc ổn định và tích lũy tiền bạc. Không có bằng cấp 3 có đi XKLĐ được không? Cùng Trung Tâm Nhân Lực...